Nhật Bản 'chịu chơi' sắm hàng loạt máy bay Mỹ

TPO - Nhật Bản đã chính thức quyết định mua sắm của Mỹ trực thăng V-22 Osprey (Chim ưng biển) cùng với máy bay do thám không người lái Global Hawk, máy bay chỉ huy và kiểm soát E-2D Hawkeye.

Trực thăng V-22 Osprey
“Chim ưng biển” V-22
Theo Bộ Hướng dẫn chương trình quốc phòng Nhật Bản, Tokyo có nhu cầu mua 17 máy bay lai V-22 Osprey (cất cánh và hạ cánh như một trực thăng và bay nhanh như máy bay phản lực).
Sự lựa chọn dành cho Osprey đã được công bố trên website của Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm 21/11 vừa qua, và Osprey dường như là “vô đối” trong thương vụ này.
Trong một tuyên bố, Người phát ngôn của Boeing Caroline Hutcheson cho biết, Bell Boeing rất “hãnh diện” sau quyết định này của Nhật Bản và cam kết sẽ phối hợp với Chính phủ Mỹ nhằm thực hiện thương vụ mua sắm quân sự nước ngoài này.
Trước đó, Osprey từng gây nhiều tranh cãi tại Nhật Bản với tai tiếng là không an toàn. Loại máy bay bị dính “vết nhọ”  này sau một số vụ tai nạn trong giai đoạn thử nghiệm. Sự xuất hiện gần đây của nó trong tập trận sẵn sàng chiến đấu Tsunami đã vấp phải đám đông người phản đối.
Hồi cuối tháng 10, Quân đoàn Lính thủy đánh bộ Mỹ đã tổ chức một sự kiện tại Nhật Bản với sự tham gia của Thủ tướng Abe nhằm trình diễn Osprey.
Khi đó, trong một thông cáo báo chí, tướng Lính thủy đánh bộ Giuseppe Stavale, một sỹ quan đóng ngoài nước của phi đội máy bay số 1 cho biết: “Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan tới MV-22 tại Nhật Bản, nhưng chúng tôi có thể giải thích cho Thủ tướng Abe về khả năng và độ an toàn của Osprey.”
Còn tùy vào thời điểm thỏa thuận này được thực hiện, nhưng nhiều khả năng Nhật Bản sẽ trở thành khách hàng nước ngoài thứ nhất hoặc thứ hai của V-22.
Israel cũng đã có kế hoạch mua sắm Osprey, gồm cả việc chuyển mô hình sản xuất Osprey từ Lính thủy đánh bộ Mỹ cho Lực lượng quốc phòng Israel, nhưng thương vụ này chưa thể quyết định do căng thẳng gần đây giữa chính quyền Tông thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
“Diều hâu trời” Global Hawk, E-2D
Ngoài Osprey, Global Hawk và E-2D cũng sẽ thỏa mãn nhu cầu cấp thiết cho Nhật Bản. Global Hawk là loại máy bay không người lái do thám tầm cao, được phát triển bởi Northrop Grumman và đang được Không quân Mỹ sử dụng. Nó đánh bại thiết kế Guardian ER của General Atomics.
Global Hawk là loại máy bay không người lái có khả năng bay liên tục trong 30 giờ, đạt độ cao lên tới 18.000 km khiến nhiều loại radar khó quét, đồng thời máy bay lại được trang bị các camera và thiết bị cảm ứng hiện đại, có khả năng trinh sát mặt đất. Global Hawk được đánh giá ưu việt hơn vệ tinh ở chỗ có tính cơ động cao, có thể chủ động trinh sát những khu vực vệ tinh không thể giám sát được.
Northrop cũng thắng thương vụ máy bay chỉ huy và kiểm soát E-2D Hawkeye sau khi đánh bại 737 AEW&C của Boeing. Đây là máy bay cảnh báo sớm thế hệ mới nhất của Mỹ. Nó nhỏ hơn nhiều, cự ly hành trình liên tục và độ bay cao không bằng 737 AEW&C, nhưng giá cả lại rẻ hơn một nửa.
Radar hoàn toàn mới đồng thời có khả năng quét cơ giới và điện tử, khoang lái thủy tinh tích hợp tổng thể, hệ thống nhận dạng địch-ta tiên tiến, trạm làm việc chiến thuật và máy tính nhiệm vụ mới, liên kết dữ liệu và hệ thống chi viện điện tử kiểu tăng cường.
Nhật Bản đang tập trung vào xây dựng lực lượng do thám trong khu vực khi mà láng giềng Trung Quốc đang trở lên này càng khó lường. Quan hệ Nhật –  Trung bế tắc trong vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Senkaku.  
Theo Defense News

Lắp đặt camera Đồng Nai-Camera phạt nguội: CSGT chẳng nhàn hơn vì...

Lực lượng chức năng sẽ áp dụng xử phạt nguội thông qua camera, nhiều CSGT tại các chốt cho rằng có camera thì CSGT cũng chẳng nhàn hơn.

Camera phạt nguội: CSGT chẳng nhàn hơn vì...
Ôtô vi phạm sẽ được gửi thông tin về trung tâm thông qua màn hình để CSGT xử lý.
Hệ thống camera đang chạy thử nghiệm 40 camera trong việc phát hiện xe vi phạm để áp dụng xử phạt nguội. Hết tháng 12, dự kiến 450 camera sẽ được lắp tại 4 quận nội thành.
Căn cứ hình ảnh trên camera, đội điều khiển tín hiệu đèn có thể nhận biết những xe vi phạm và báo cho người làm nhiệm vụ ở điểm gần nhất để xử lý. Chẳng hạn, người lái ôtô, xe máy vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, không đội mũ bảo hiểm... camera sẽ chụp ảnh biển số và lưu trữ. CSGT sẽ lấy đó làm căn cứ xử phạt nguội với người điều khiển phương tiện.
Ngày 15/10, PV có cuộc trao đổi với một số CSGT làm việc tại các chốt về vấn đề xử phạt nguội thông qua hệ thống camera này.
Khó nói có camera, người vi phạm bị phạt hai lần
Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra, với việc quan sát qua camera để xử phạt nguội, có khi nào người vi phạm sẽ cùng lúc vừa bị CSGT tại chốt đó xử phạt vì vi phạm giao thông, lại vừa bị camera ghi hình rồi phạt nguội. Một CSGT làm việc tại chốt Cầu Trắng giải thích: "Không có chuyện người vi phạm bị phạt hai lần đâu, bởi mỗi người vi phạm khi bị xử phạt đều có biên lai rõ ràng, không thể nhẫm lẫn được.
Căn cứ vào biên lai đấy để xác định được người này đã bị xử phạt rồi. Có trường hợp sẽ phải lên kho bạc nộp phạt nên chốt giao thông sẽ không có biên đưa cho người vi phạm”.
CSGT này nói tiếp: “Việc lắp camera phạt nguội, Phòng CSGT đã thành lập một đội điều khiển đèn tín hiệu giao thông chuyên phụ trách vấn đề này, tuy nhiên với cá nhân tôi thì việc này rất khó.
Những giờ cao điểm, lượng phương tiện tham gia đông, chèn vạch, chen nhau…camera cũng khó mà ghi hình được. Nhưng thực hiện thì cứ thực hiện thôi. Nếu việc lắp camera giảm tải được lượng ùn tắc, giảm lượng người vi phạm thì CSGT cũng nhàn đi nhiều”.
Nói về thiết bị phá sóng, có khi nào sẽ phá được quá trình camera ghi hình không thì CSGT này thẳng thắn nói: “Không thể phá được đâu, trước có tin đồn có máy phá chống bắn tốc độ nhưng có phải thế đâu.
Máy đấy chỉ có thể biết được là đoạn nào đang bắn tốc độ để phòng tránh, còn phá được thì không thể. Kể cả hệ thống camera cũng thế, không thể phá được”.
Cùng vấn đề đó, anh N.H.P –thuộc CSGT đội 7 làm việc tại chốt Ba La lại cho rằng: “Hiện chốt này vẫn chưa có hệ thống camera ghi hình. Nhưng với ý kiến của cá nhân tôi thì việc phạt hai lần sẽ gây bức xúc cho người vi phạm, bởi có ai mà không bức xúc khi bị phạt hai lần liền. Để tránh tình trạng này theo tôi cũng khó nói.
Mặc dù trước đó dư luận có thông tin máy phá bắn tốc độ, tuy nhiên những loại máy móc không thể nào phá được hệ thống camera ghi hình”.
Anh P. thật thà nói: “Việc lắp đặt hệ thống camera phạt nguội có nghĩa là hệ thống sẽ ghi lại hình ảnh, biển số xe…rồi báo về trung tâm. Sau đó trung tâm sẽ báo đến các cơ sở, các chốt CSGT để phạt chính phương tiện đó.
Việc lắp camera tại các chốt chỉ là công cụ hỗ trợ thêm CSGT, còn CSGT vẫn phải làm nhiệm vụ bình thường như điều tiết giao thông…. Sở dĩ vậy vì camera có điều khiển được các phương tiện rẽ phải, rẽ trái đâu, vẫn phải cần có lực lượng CSGT đứng đó hỗ trợ.
Có camera, CSGT chẳng nhàn hơn...
 Thật ra mà nói CSGT chẳng nhàn hơn, vì nhiều người họ tham gia giao thông không để ý đến camera, tư tưởng họ nghĩ nhiều người bị, chắc mình không bị ghi hình nên thoải mái vượt đèn đỏ, vi phạm lỗi. Phải có CSGT đứng đó thì họ nhìn thấy chấp hành”.
Họ luôn có quan niệm nhiều người đi sai thế, chắc họ không ghi hình tới mình đâu. Do vậy lực lượng CSGT vẫn phải đứng tại các chốt điều tiết giao thông những giờ cao điểm.
Còn việc người vi phạm sợ sẽ bị CSGT phạt hai lần là không có, bởi nếu người vi phạm bị CSGT tại các chốt phạt rồi, mà bị camera ghi hình lại thì khi xử phạt sẽ phải xác minh xem xe đấy đã bị phạt chưa.
Với thiết bị camera không có một loại máy nào phá được,bởi nó là công nghệ laze. Nhưng nói chung có làm được hay không phải phụ thuộc vào ý thức của người dân, có chấp hành nghiêm chỉnh hay không. Làm được thì CSGT lại nhàn hơn”.
Theo báo Đất Việt